Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay

Đã từng đi máy bay, ít nhiều các bạn cũng thấy và sẽ đặt câu hỏi: Thức ăn thừa sau mỗi chuyến bay hành khách để lại khá nhiều rồi sẽ đi về đâu. Quy trình xử lý số thức ăn đó ra sao, tiếp viên hàng không phải thực hiện những nhiệm vụ gì, những điều nào được phép nên và không nên làm với phần thực phẩm còn lại đó? Hãy cùng Careerfinder tìm hiểu Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay nhé!

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay
Các suất ăn là một phần không thể thiếu trên các chuyến bay dài, phục vụ cho nhu cầu ăn uống bổ sung năng lượng, thưởng thức các dịch vụ giá trị của hành khách.

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay – Phần thức ăn thừa sẽ đi về đâu?

Nếu bạn đã từng từ chối hoặc “bỏ mứa” thức ăn trong phần ăn của mình trên máy bay vì không có nhu cầu hoặc đơn giản là không thích ăn, không hợp khẩu vị, có lẽ bạn sẽ hơi cảm thấy áy náy sau khi biết được quá trình xử lý đồ ăn thừa của các hãng hàng không.

Hàng không là lĩnh vực bao gồm rất nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt, và thức ăn được phục vụ trên mỗi chuyến bay cũng là một phần trong số đó. Vì tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh cực kì cao nên các suất ăn được phục vụ trên các chuyến bay thương mại phải tuân theo một chu trình khép kín tuyệt đối. Từ giai đoạn chuẩn bị cho tới khi chuyến bay hạ cánh, đều được kiểm soát chặt chẽ và những cá nhân/bộ phận không có phận sự không được phép can thiệp. Và đối với quy trình xử lý đồ ăn thừa cũng tương tự.

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay
Giai đoạn từ khâu chuẩn bị đến phục vụ, xử lý đồ ăn thừa trên các chuyến bay phải tuân thủ theo một quy trình cực kì nghiêm ngặt.

Đồ ăn thừa cơ bản sẽ được phân làm 2 loại: loại tái chế được và không tái chế được. Thường chỉ có ly, dĩa sắt, bát sứ, đồ thuỷ tinh trong hạng thương gia mới được rửa sạch và tái sử dụng, còn lại đều bị loại bỏ, bao gồm cả thức ăn và khay, đồ nhựa, chai rượu, lon nước ngọt, bao bì nhựa… Dù bạn có để nguyên một hộp đồ ăn lại thì cả hộp vẫn sẽ bị cho thẳng vào túi rác.

Sau đó, các túi chứa đồ ăn và rác thải sẽ được khóa kín để không ai có thể can thiệp, đưa ra ngoài tái sử dụng. Cuối cùng được đem đi thiêu hủy càng sớm càng tốt, đặc biệt áp dụng cho những chuyến bay quốc tế.

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay
Đồ thuỷ tinh, sứ, inox ở khoang thương gia được tái sử dụng.

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay
Số còn lại sau khi được phân loại sẽ được cho vào thùng rác.

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay – Tiếp viên thực hiện những nhiệm vụ gì?

Tiếp viên hàng không sẽ là những người tham gia trực tiếp vào quá trình xử lý phần rác thải và đồ ăn dư thừa này. Các nhiệm vụ cơ bản của họ sẽ là:

Các tiếp viên hoặc nhân viên dọn dẹp khi đi thu gom rác và đồ ăn thừa sẽ trực tiếp phân loại chúng trên máy bay (không phải di chuyển đến nơi nào khác rồi mới bắt đầu phân loại).

Khi nhân viên hàng không đẩy xe đẩy trên lối đi trong cabin để thu thập rác thải và thức ăn thừa, họ sẽ mang theo một vài thùng đựng khác nhau để đựng riêng rác tái chế được và không tái chế được. Nếu nhân viên hàng không không làm việc này, việc phân loại sẽ được thực hiện sau khi máy bay hạ cánh.

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay
Thu gom và phân loại rác thải, thức ăn thừa trên cabin là nhiệm vụ của các tiếp viên hàng không.

“Tất cả các suất ăn còn dư sau chuyến bay được đưa lên xe tải, niêm phong, và cùng với các thiết bị được đưa cho dịch vụ Catering (dịch vụ tổ chức tiệc, cung cấp suất ăn), nơi làm vệ sinh bắt buộc. Tiếp sau đó, các thực phẩm này bị huy bỏ, vì suất ăn trên máy bay thường có thời hạn sử dụng rất ngắn ngủi”, – chiêu đãi viên một Hãng hàng không chia sẻ. — “Vấn đề là ở chỗ, thực phẩm trên máy bay là một khía cạnh rất quan trọng. Hãng hàng không đã trả tiền cho các đồ ăn này, và chúng tôi không có quyền gây nguy hiểm cho sức khỏe của các hành khách”.

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay

Sau đó nhân viên hàng không sẽ niêm phong những xe đẩy thức ăn với những nhãn mác vào cuối chuyến bay. Việc này là một phần của quy trình khép kín đã đề cập ở trên, nhằm đảm bảo các cá nhân không liên quan không động vào xe đẩy thức ăn khi nó được đưa xuống khỏi máy bay.

Đặc biệt, tiếp viên hàng không KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ăn thức ăn hoặc đồ thừa của khách nếu không được cho phép, cho dù phần ăn đó khách hàng không hề sử dụng. Trường hợp này trên thế giới đã từng xảy ra và tiếp viên đó đã bị phạt rất nặng.

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay.
Tiếp viên hàng không và phi hành đoàn đều có những suất ăn riêng và không được phép sử dụng thức ăn của hành khách.

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay – Khách hàng được yêu cầu nên bỏ lại đồ ăn khi rời máy bay:

Đây là điều hành khách phải tuân thủ và có nằm trong quy định của rất nhiều Hãng hàng không trên thế giới. Đã từng có trường hợp một hành khách đi máy bay đến Mỹ được đăng tải trên tờ The Sun của Anh gần đây là sự cảnh tỉnh tới nhiều người.

Theo đó, cô này đi cùng con trai từ Bahamas đến Washington, khi quá cảnh ở Miami, quả cam nhỏ mang từ trước trong túi đồ của cậu con trai đã bị các nhân viên phát hiện. Tuy được các nhân viên an ninh trấn an, khuyên chỉ cần khai báo đầy đủ tại quầy nhập cảnh khi vào Mỹ là có thể tránh được rắc rối. Nhưng khi đến Mỹ, hai mẹ con vẫn bị giữ lại gần 1 tiếng ở sân bay vì lý do mang trái cây họ cam chanh đến Mỹ.

Dù đã tuân thủ theo đúng yêu cầu và hình phạt của Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP), vài tháng sau, Kathleen bất ngờ vì nhận ra cô đã bị “ghim” trong sổ đen của Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Mỹ. Trong một vài chuyến bay sau đó, cô liên tục bị kiểm tra hành lý kỹ hơn những người khác, thậm chí còn bị hỏi là “có mang thêm loại trái cây nào cấm khi nhập cảnh không?”.

Tiếp viên hàng không & công việc xử lý đồ ăn thừa trên máy bay

Trước hành khách này, đã có nhiều trường hợp khác bị phạt, bị bắt vì những lỗi liên quan đến thực phẩm khi nhập cảnh. Bài học rút ra là: Nếu mang đồ ăn lên máy bay để ăn lót dạ, hoặc đồ ăn được tặng, đồ ăn thừa, bạn phải ăn hết hoặc bỏ đi bằng mọi giá trước khi xuống máy bay và nhập cảnh vào quốc gia khác, đặc biệt là khi bay đến Mỹ.


    Bí quyết trúng tuyển nằm trong cuốn sách này

    Bộ giáo trình

    Câu hỏi & hướng dẫn trả lời

    phỏng vấn tiếp viên hàng không

    👉Hướng dẫn chi tiết cách trả lời mọi loại câu hỏi phỏng vấn tiếp viên hàng không các hãng trong nước

    👉Kết nối với kho E-learning video bài giảng huấn luyện chuyên sâu của thầy Lê Thành Hồng Quân

    Mua ngay tại SHOPEE
    Có nên trở thành tiếp viên hàng không hay không

    Leave a Reply