Ngưng sản xuất B747 A380 những dòng máy bay phản lực cỡ lớn
Nếu bạn sử dụng máy bay dân dụng để đi lại ngày nay thì hầu như loại máy bay mà bạn đi sẽ là Boeing hoặc Airbus. Cuộc chiến của 2 ông lớn này đã kéo dài nhiều thập kỷ và chưa bao giờ có dấu hiệu kết thúc.
Để hiểu rõ hơn về cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 2 ông lớn Boeing và Airbus, chúng ta cần quay ngược về thời kỳ và bối cảnh hình thành nên 2 hãng sản xuất máy bay này. Có thể nói, sự hình thành của Boeing là do tác động tự nhiên của thị trường, còn Airbus được lập nên phần nào là do áp lực từ phía đối thủ.
Boeing 747, biệt danh “Jumbo Jet” hay nữ hoàng bầu trời “Queens of the Skies”, là một trong những loại máy bay dễ nhận biết nhất trên toàn thế giới. Nó là máy bay thân rộng, bốn động cơ, hai lối đi đầu tiên trên thế giới, và là máy bay phản lực dân dụng thương mại cỡ lớn thân rộng đầu tiên được sản xuất. Loại máy bay này được đơn vị Commercial Airplanes của Boeing tại Hoa Kỳ sản xuất. Phiên bản đầu tiên của Boeing 747 có kích thước gấp 2,5 lần chiếc Boeing 707, một trong những máy bay thương mại cỡ lớn của thập niên 1960. Từ chuyến bay thương mại đầu tiên năm 1970, Boeing 747 giữ kỷ lục về sức chứa hành khách lớn nhất trong 37 năm cho đến khi đối thủ mới là hãng sản xuất máy bay của Châu Âu Airbus trình làng chiếc Airbus A380 vượt mặt. Máy bay Boeing 747 sử dụng 4 động cơ và đã từng có ý tưởng thực hiện trên cấu hình là hai tầng nhưng đã bị hủy bỏ phần thân được dùng chở khách, chở hàng hay sử dụng mục đích khác ở những phiên bản mới. Phần trên của máy bay được tạo hình thành một cái bướu trên 747 nằm phía trên sàn ngăn, tạo điều kiện cho các phiên bản chở hàng sau này có thể nhận hàng qua cửa lớn phía mũi máy bay. Phần bướu trong các phiên bản chở khách là phần đặt chỗ ngồi bổ sung hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Airbus A380 là chiếc máy bay phản lực thân rộng hai tầng, bốn động cơ, hai lối đi của Airbus. A380 là chiếc máy bay thân rộng, hai lối đi, hai tầng, bốn động cơ đầu tiên trên thế giới và lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Do kích thước đồ sộ nên phải nâng cấp những sân bay mà nó đến để phù hợp với nó. Dự án ban đầu được đặt tên là Airbus A3XX và được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với Boeing trong thị trường máy bay thân rộng. A380 bay chuyến đầu tiên vào ngày 27 tháng 4 năm 2005, và đi vào khai khác thương mại từ tháng 10 năm 2007 bởi Singapore Airlines. Chiếc Airbus A380 có tầng trên kéo dài toàn bộ chiều dài của thân máy bay, đồng thời nó có chiều ngang tương đương với một chiếc máy bay thân rộng bất kỳ nào. Nhờ vậy, A380-800 có khoang cabin rộng rãi với diện tích sử dụng 550 m², nhiều hơn 40% so với chiếc máy bay lớn thứ hai là chiếc Boeing 747-8.
Ngưng sản xuất B747 A380 những dòng máy bay phản lực cỡ lớn
Mới đây theo South China Morning Post, chiếc Boeing 747-8 cuối cùng của hãng sẽ hoàn thành lắp ráp trong vòng 2 năm tới tại nhà máy ở Seattle (Mỹ). Bên cạnh đó, hãng sản xuất máy bay Airbus cũng dự kiến hoàn thành những chiếc máy bay A380 cuối cùng trước kế hoạch tái cấu trúc công ty vì những khó khăn trong ngành hàng không vì Covid-19.
Như vậy, Boeing sẽ sớm kết thúc hơn một nửa thế kỷ của loại máy bay hai cửa nổi tiếng. Đây là thời khắc kết thúc của kỷ nguyên tàu bay hai tầng với 4 động cơ.
“Nữ hoàng bầu trời” của Boeing được ra mắt vào năm 1970, một cuộc đánh đổi táo bạo khiến công ty gần sụp đổ nhưng đã làm thay đổi hoạt động hàng không trên thế giới. Chiếc Boeing 747 liên tục nhận được hơn 1.571 đơn đặt hàng trong nhiều thập kỷ, đứng thứ hai trong số các dòng máy bay phản lực thân rộng bán chạy nhất chỉ sau Boeing 777.
Dòng Airbus A380 là loại máy bay cỡ lớn có thể chuyên chở tới 853 hành khách và từng là tham vọng hàng không của toàn châu Âu. Tuy nhiên kể từ năm 2007, xu hướng tiết kiệm nhiên liệu đã khiến các hãng hàng không nghiêng về các loại máy bay cỡ nhỏ và đốt ít nhiên liệu hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Kể từ năm 2016, Boeing trung bình mất 40 triệu USD cho mỗi chiếc 747. Nhà phân tích Sheila Kahyaoglu của Jefferies ước tính mỗi năm Boeing chỉ sản xuất được khoảng 6 chiếc 747, kéo tốc độ sản xuất chậm xuống rất nhiều.
Lý giải về quyết định này, ông George Dimitroff, chuyên gia định giá tại công ty tư vấn hàng không Cirium, cho biết: “Nếu tốc độ chế tạo chỉ vào khoảng nửa chiếc máy bay/tháng, có lẽ đó không phải là kế hoạch mang lại lợi nhuận đáng giữ lại”.
Về phía Boeing, hãng sản xuất máy bay cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cân nhắc những lựa chọn để giữ dây chuyền sản xuất luôn ổn định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.
Trước đó vào cuối năm 2019, Boeing đã cho ngừng sản xuất dòng Boeing 737 Max bởi lỗi thiết kế dẫn đến 2 vụ rơi máy bay, làm tổng cộng 346 người thiệt mạng. Hãng đã phải bồi thường 144.500 USD/nạn nhân trong 2 vụ tai nạn và bị hủy hàng loạt đơn đặt hàng.
Ngưng sản xuất B747 A380 những dòng máy bay phản lực cỡ lớn
Nếu bạn đam mê và muốn tìm hiểu về ngành hàng không, đặc biệt là nghề tiếp viên hàng không có thể đăng ký học thử với giảng viên của chúng tôi để có được tất cả các kiến thức và format về quá trình thi tuyển của các hãng ở Việt Nam cũng như quốc tế.
Bí quyết trúng tuyển nằm trong cuốn sách này
Bộ giáo trình
Câu hỏi & hướng dẫn trả lời
phỏng vấn tiếp viên hàng không
👉Hướng dẫn chi tiết cách trả lời mọi loại câu hỏi phỏng vấn tiếp viên hàng không các hãng trong nước
👉Kết nối với kho E-learning video bài giảng huấn luyện chuyên sâu của thầy Lê Thành Hồng Quân
Mua ngay tại SHOPEE