Nghề bay, suy nghĩ của người trong cuộc

Nghề bay, suy nghĩ của người trong cuộc

Nếu một lần vô tình bay qua khu vực nhiễu động của những vùng trời cao chấp chới, bạn hẳn sẽ cảm kích hơn những người chắp cánh và đang đồng hành cùng mình trên mỗi chuyến bay. Cuộc đời “đi bay” có lẽ chẳng thể đếm hết được những lần như thế, để thấy mỗi phi công và tiếp viên đã, đang và sẽ vượt qua bất kể khó khăn, giữ vững truyền thống hoàn thành sứ mệnh kết nối mặt đất và bầu trời, nối liền hơn những lục địa và nhất là đưa mỗi người xích lại gần nhau hơn.

Chọn nghề bay nói vui là chọn một nghề “được đi trên mây”, nhưng thực sự có những áp lực nội tại không phải ai cũng có thể thấu hiểu. Bạn phải có sức khỏe phi thường để liên tục làm việc, di chuyển trong trong khoang tăng áp của máy bay. Trong mọi tình huống luôn được yêu cầu tuyệt nhiên phải cực kỳ bình tĩnh để hỗ trợ hành khách. Dĩ nhiên, bạn phải thật sự giàu kỹ năng và bản lĩnh để ứng phó với mọi điều kiện thời tiết giúp hoàn tất chuyến bay an toàn.

Nghề bay, suy nghĩ của người trong cuộc

Chọn nghề bay đối với những người làm việc trên những hành trình hàng chục tiếng đồng hồ tựa như chúng ta đang vẽ những đoạn dài nối các điểm trên quả địa cầu, di chuyển qua nhiều múi giờ khác nhau. “Đi ngủ khi trời còn sáng và thức suốt đêm khi tất cả xung quanh đang say giấc nồng”, cứ thế hành trình vượt đại dương, vượt qua nhiều miền đất, cũng là hành trình vượt lên chính mình.

Chọn nghề bay là mỗi tiếp viên, phi công chấp nhận cất tạm nỗi niềm nhớ nhung, tạm xa những người thân yêu khi nhận nhiệm vụ trên những chuyến bay kéo dài đôi khi nhiều ngày. Và tại đó, “người thân” của mỗi tiếp viên chính là những hành khách mà họ nỗ lực chăm sóc, bảo vệ cho đến khi máy bay hạ cánh an toàn.

Chọn nghề bay đối với nhiều người không chỉ để thực hiện ước mơ bay của chính mình mà hơn cả là mong muốn đồng hành và viết nên hai chữ “bình an” thật đẹp cho mọi hành trình của hàng triệu triệu con người khắp muôn nơi.

Đặc biệt hơn trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành, chọn nghề bay là chấp nhận nhiều rủi ro. Tiếp viên, phi công là lực lượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất khi là người trực tiếp tiếp xúc với hành khách trong không gian hẹp của cabin máy bay với không ít hành khách có thể đang mang virus SARS-CoV-2 trong mình.

Nghề bay, suy nghĩ của người trong cuộc

Thế nhưng…

Ngay từ những ngày đầu tiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, khi mà tất cả mọi người đều tháo chạy khỏi Vũ Hán thì những người VNA lại tự hào khoác lên mình màu áo xanh bên trong những bộ đồ bảo hộ y tế suốt hàng chục tiếng để bay thẳng vào tâm dịch, hãnh tiến đón đồng bào mình về với Tổ quốc. Và liên tiếp những chuyến bay “thấm đấm” tình đồng bào xuất phát từ lựa chọn của trái tim đến những điểm nóng nhất của dịch trên khắp 5 châu đón đồng bào về Tố quốc an toàn.

Những hành trình ấy đã chứng kiến biết bao giọt nước mắt tri ân đầy tin yêu mà đồng bào trong và ngoài nước cảm kích dành cho hành động quả cảm. Để rồi những bài học về tinh thần nhân văn được lan toả trong cộng động, để những câu chuyện hàng ngày về “chiến binh sen vàng” đã và đang được Nhà nước, Chính phủ ghi nhận trên mặt trận chống dịch.

Nghề bay, suy nghĩ của người trong cuộc

Trong suốt quá trình ấy, vượt qua áp lực cao điểm dịch bệnh, chiến sỹ tuyến đầu ai nấy đều đón nhận nhiệm vụ một cách tự giác, tự chủ với quyết tâm và nỗ lực cao nhất đảm bảo phục vụ từng chuyến bay an toàn xuyên tâm dịch. Phía sau lớp bảo hộ y tế là thái độ bình tĩnh, tinh thần đoàn kết và ý chí đầy quyết tâm ở tất cả các vị trí xung yếu, không quản ngại nguy cơ lây nhiễm. Và không ai bảo ai, mỗi người VNA cứ thế hòa mình thầm lặng cống hiến. Hơn 10.000 lượt tiếp viên, phi công phải thực hiện cách ly bắt buộc nhưng nguyện vọng được bay và phục vụ hành khách chưa bao giờ mất đi, thậm chí ngày một mạnh mẽ hơn.

Chính trong suy nghĩ “máy bay là nhà, hành khách là những người thân yêu” mang cho mỗi tiếp viên phi công của VNA thêm triệu triệu người thân – chính là đồng bào, đồng chí, là nhân dân Việt Nam – để mỗi khi khó khăn, chúng ta biết những người thân yêu luôn sát cánh, cảm thông, cho chúng ta niềm tin để tiếp tục cống hiến.

Cùng với các chuyến bay chở hàng cứu trợ miễn phí, những người VNA cũng đã hòa trong những dòng xe nối đuôi nhau từ khắp mọi miền đất nước về với miền Trung thân yêu để được san sẻ khó khăn, động viên tinh thần, hàn gắn phần nào mất mát do lũ lụt gây ra càng khiến bức tranh về “sứ mệnh trái tim” được khắc họa đậm nét. Chính sự gian lao đã tôi luyện những con người lạc quan, chính khó khăn đã tạo nên sức mạnh ý chí kiên cường.

Nghề bay, suy nghĩ của người trong cuộc

Lúc này, khi nhà nhà người người chuẩn bị yên giấc, những con đường thôi tấp nập nhường không gian yên ắng cho màn đêm sau ngày dài chật chội, thì trên bầu trời, chẳng kể ngày hay đêm những người đồng nghiệp của chúng tôi sẽ tiếp tục gìn giữ truyền thống tốt đẹp của các bậc đàn anh. Đó là sự miệt mài với công việc của mình, chuyên tâm phục vụ trọng thị an toàn từng hành khách và vẹn nguyên sứ mệnh trên vai của những người “gắn kết mặt đất và bầu trời”.

Nghề bay, suy nghĩ của người trong cuộc

Nếu bạn đam mê và muốn tìm hiểu về ngành hàng không, đặc biệt là mong muốn trở thành tiếp viên hàng không. Các khóa học SuperWing và SuperPass của Careerfinder.vn có thể giúp bạn vượt qua khó khăn đó một cách dễ dàng qua các phương pháp và bài tập thực hành tại lớp. Careerfinder có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn trở nên ấn tượng nhất trong mắt các nhà tuyển dụng.

Nhận xét của ứng viên về khóa học :


    Nguồn: Vietnam Airlines

    Bí quyết trúng tuyển nằm trong cuốn sách này

    Bộ giáo trình

    Câu hỏi & hướng dẫn trả lời

    phỏng vấn tiếp viên hàng không

    👉Hướng dẫn chi tiết cách trả lời mọi loại câu hỏi phỏng vấn tiếp viên hàng không các hãng trong nước

    👉Kết nối với kho E-learning video bài giảng huấn luyện chuyên sâu của thầy Lê Thành Hồng Quân

    Mua ngay tại SHOPEE
    Có nên trở thành tiếp viên hàng không hay không

    Leave a Reply