Làm thế nào để gây ấn tượng với ban giám khảo khi phỏng vấn tiếp viên hàng không
Có một số bước để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong một cuộc phỏng vấn các lưu ý sau đây sẽ giúp bạn hiểu Làm thế nào để gây ấn tượng với ban giám khảo khi phỏng vấn tiếp viên hàng không.
1. Chuẩn bị tốt:
“Hãy tìm hiểu về công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển, và chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi thông dụng nhất.”
Bạn biết đấy, sẽ như thế nào khi ban giám khảo hỏi bạn về những thông tin căn bản về hãng mà bạn ú ớ không biết. Thật thiếu chuyên nghiệp và nghiêm túc. Vì vậy hãy tìm hiểu các thông tin về hãng bạn ứng tuyển theo trình tự sau đây:
– Tên đầy đủ, tên tiếng Anh và tên viết tắt của hãng theo phân loại quốc tế
– Slogan của hãng
– Ý nghĩa logo và màu sắc đặc trưng
– Tầm nhìn và sứ mệnh cũng như phân khúc khách hàng hãng đó đang khai thác
– Trải nghiệm của khách khi bay với hãng (tránh những lời khen sáo rỗng)
Chuẩn bị các câu hỏi thông dụng. Có ba câu hỏi mà hãng nào cũng hỏi:
– Giới thiệu bản thân
– Kinh nghiệm cá nhân từ công việc cũ, kỹ năng bạn có để làm tiếp viên hàng không
– Tại sao bạn chọn hãng, và tại sao hãng chọn bạn
Bí quyết trúng tuyển nằm trong cuốn sách này
Bộ giáo trình
Câu hỏi & hướng dẫn trả lời
phỏng vấn tiếp viên hàng không
👉Hướng dẫn chi tiết cách trả lời mọi loại câu hỏi phỏng vấn tiếp viên hàng không các hãng trong nước
👉Kết nối với kho E-learning video bài giảng huấn luyện chuyên sâu của thầy Lê Thành Hồng Quân
Mua ngay tại SHOPEE2. Phong thái tự tin và tự nhiên:
“Hãy giữ một tư duy tích cực và tự nhiên trong cuộc phỏng vấn, và hãy tránh sự hoảng loạn hoặc sợ hãi.”
Phong thái tự tin nói lên bạn sẵn sàng và hoàn hảo cho công việc mang tính dịch vụ khách hàng. Sẽ chẳng ra sao nếu bạn nói bạn có kinh nghiệm dịch vụ này nọ trong khi bạn thiếu tự tin khi trình bày chúng. Ai trong chúng ta cũng đã từng đi máy bay. Sẽ thật thảm họa nếu bạn khách đang lo lắng gặp một tiếp viên hàng không đang lo lắng không kém. Vì thế, giám khảo các hãng hàng không sẽ thẳng tay loại bỏ những ứng viên thiếu tự tin ngay từ vòng đầu.
Nhưng làm sao để tự tin? Có nhiều mẹo lắm nhưng theo kinh nghiệm thì bạn hãy tập trung vào các điều sau đây:
- Trình bày sự quan tâm: Hãy cho biết rằng bạn rất quan tâm đến công việc và công ty, và hãy hỏi những câu hỏi liên quan đến công việc và tương lai của hãng bạn thi
- Trình bày năng lực và kinh nghiệm: Hãy trình bày những năng lực và kinh nghiệm của mình một cách tự tin, và cho biết rằng bạn có thể đem lại giá trị cho hãng bạn thi.
- Gửi cảm xúc tích cực: Hãy gửi một cảm xúc tích cực về buổi phỏng vấn và công ty, và hãy cho biết rằng bạn rất muốn làm việc cho họ.
Với kinh nghiệm của bạn, khi bạn chủ động nói 3 điều trên một cách chủ động thi phỏng vấn. Nó giúp giám khảo neo lại ý nghĩ rằng bạn đang rất tự tin. Còn về phía bạn thì đang lấy lại bình tĩnh cho mình.
3. Át chủ bài: kỹ năng dịch vụ
Dù có bao nhiêu mẹo đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất vẫn là kỹ năng dịch vụ khách hàng của bạn. Không có gì lạ nếu bạn sẵn sàng trả tiền cao cho cùng một món ăn nếu món đấy được trình bày đẹp và ở trong một khách sạn sang trọng. Cũng tương tự như vậy. Bạn cần phải biết mình đang nói gì khi phỏng vấn. Nếu bạn có kinh nghiệm dịch vụ rồi thì không phải nói nhưng nếu chưa thì hãy tuân theo các hướng dẫn sau đấy nhé:
- Khách hàng là trọng tâm nhưng không phải là thượng đế
- Bạn là công ty chứ không có sếp nào để cứu trợ cả
- Dịch vụ tốt là dịch vụ phù hợp chứ không phải dịch vụ mắc tiền
- Chân thành là dịch vụ tốt nhất
Khách hàng là thượng đế là sai quá sai rồi. Không phải cứ chiều họ là họ hài lòng đâu. Đây là mối quan hệ win – win. Bạn tôn trọng họ thì họ tôn trọng bạn. Bạn quỵ lụy họ thì cưỡi lên đầu bạn. Và giám khảo không muốn hàng khách “cưỡi” lên đầu bạn rồi. Nếu giám khảo lấn tới bằng cách tình huống trớ trêu, hãy cứ bình tĩnh. Trả lời từng phần và đưa ra nhiều giải pháp cho từng phần nhỏ của tình huống. Nghĩa là bạn phải biết chia nhỏ tình huống.
Bạn là đang mặc một đồng phục rất đẹp khi là tiếp viên hàng không, nghĩa là bạn đang là công ty rồi. Khi bạn kêu ai đó hỗ trợ bạn thì kể cả đó là sếp thì ông ta cũng đang hỗ trợ bạn mà thôi. Ông ta làm thay bạn nghĩa ông ta đang là công ty, bạn chẳng là gì cả. Vì thế, một cách khôn ngoan thì bạn phải đảm bảo vai trò của bạn trong các tình huống dịch vụ khách hàng.
Dịch vụ tốt là dịch vụ phù hợp: ví dụ bạn đang rất vội khi ai đó giúp bạn thì bạn rất biết ơn. Cũng như vậy, sự tinh ý của bạn trong những tính huống cụ thể của khách hàng giúp họ thấy rằng bạn đang quan tâm họ hơn ai hết. Điều đó vô giá hơn cả những thứ đắt tiền phù phiếm. Có bao giờ bạn được một người lớn tuổi khen một cô tiếp viên hãng giá rẻ vì sự ân cần nhưng lại chê một cô tiếp viên hãng sang trọng nhưng lại thờ ơ chưa?
Chân thành là dịch vụ tốt nhất. Thế giới ngày nay thích chiêu trò, và điển hình nhất là chiêu trò trong dịch vụ khách hàng. Đâu đó bạn nghe thấy kiểu: mẹo để giúp khách quên những phiền phức khi có lỗi của dịch vụ. Hay những cách để khách đánh giá 5 sao khi dịch vụ không tốt như kì vọng. Nhưng bền vững theo thời gian có lẽ chỉ có chân thành. Thẳng thắn với nhau nào, chính chân thành mới là dịch vụ tốt nhất.
Bí quyết trúng tuyển nằm trong cuốn sách này
Bộ giáo trình
Câu hỏi & hướng dẫn trả lời
phỏng vấn tiếp viên hàng không
👉Hướng dẫn chi tiết cách trả lời mọi loại câu hỏi phỏng vấn tiếp viên hàng không các hãng trong nước
👉Kết nối với kho E-learning video bài giảng huấn luyện chuyên sâu của thầy Lê Thành Hồng Quân
Mua ngay tại SHOPEE