Hàng không Việt Nam trước hấp lực của đường bay thẳng Việt – Mỹ

Hàng không Việt Nam trước hấp lực của đường bay thẳng Việt – Mỹ

Đường bay thẳng Việt – Mỹ luôn là tâm điểm thu hút sự chú ý của người đọc và truyền thông quốc tế cũng như Việt Nam. Các hãng hàng không Việt Nam đều nuôi giấc mơ riêng và dùng đường bay thẳng hay nối chuyến Việt – Mỹ để quảng bá cho năng lực của mình. Nhưng đây là đường bay vô cùng cạnh tranh và bài toán lợi nhuận luôn làm các hãng đau đầu bởi có thể lỗ đến 50 triệu USD mỗi năm.
VietJet Air đã từng quảng cáo là thuận tiện nối chuyến tại Đài Bắc đến những điểm đến ở Bắc Mỹ. Hay Bamboo Airways từng hùng hồn tuyên bố về khả năng sẽ bay thẳng vào cuối 2019 đầu 2020, và sau đó nói rằng có giấy phép bay thẳng Việt – Mỹ vào cuối tháng 11/2020, nhưng vẫn chưa bay.
Hàng không Việt Nam trước hấp lực của đường bay thẳng Việt – Mỹ
Trong khi đó, Vietnam Airlines tuyên bố các chuyến bay thương mại thường lệ TP.HCM – San Francisco của hãng dự kiến sẽ bắt đầu từ tuần tới nhằm phục vụ cho nhu cầu hồi hương của người Việt tại Mỹ. Vietnam Airlines nói sau khi khai thác hết thị trường bay hồi hương, hãng sẽ chuyển sang giai đoạn 2 – khai thác thương mại – đường bay này trong năm 2022.

Dư thừa máy bay thân rộng

Trong báo cáo gửi Hội đồng quản trị Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Lê Hồng Hà cho biết hãng hàng không quốc gia đã thực hiện 12 chuyến bay đưa người Việt từ Mỹ về nước trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8/2020.
Thị trường bay quốc tế giảm mạnh trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh. Dự báo sớm nhất là đến năm 2023 thị trường mới có thể hồi phục và trở về mức trước đại dịch. Vì thế, nguồn máy bay thân rộng của ngành hàng không thế giới, trong đó có Vietnam Airlines, sẽ dư thừa.
Trang thông tin của Vietnam Airlines nói hãng hiện có khoảng 30 máy bay thân rộng. Số máy bay thân rộng này sẽ được ưu tiên sử dụng cho đường bay TP.HCM – Hà Nội trong khung giờ 6am-20pm mỗi ngày từ ngày 28/3 sắp tới, trung bình 30-34 chuyến trong ngày. Các máy bay thân hẹp một lối đi A321 sẽ sử dụng cho các chuyến bay trước 6am và sau 20pm.
Hàng không Việt Nam trước hấp lực của đường bay thẳng Việt – Mỹ
Việc bán máy bay dư thừa hoặc cho thuê lại sẽ gặp nhiều khó khăn ít nhất là cho đến hết năm 2023. Vì thế, việc mở thêm đường bay thẳng đến Mỹ sẽ giúp Vietnam Airlines có cơ hội tăng thêm doanh thu, giảm thiệt hại tài chính khi dư thừa nguồn lực.
Việc khai thác đường bay thẳng sẽ thực hiện theo hai giai đoạn. Sau khi hoàn tất các thủ tục xin phép bay thường lệ với nhà chức trách Mỹ, hãng dự kiến sẽ bay một chuyến mỗi tuần và có thể lên ba chuyến mỗi tuần cho đến khi hết nhu cầu hồi hương của người Việt. Sớm nhất là tuần tới, Vietnam Airlines có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên nếu nhà chức trách Mỹ phê duyệt kế hoạch của hãng.
Chiều từ Mỹ về Việt Nam, Vietnam Airlines cho biết sẽ “cung cấp tiêu chuẩn dịch vụ trên không theo hướng đơn giản, thuận tiện cho khai thác, tương tự các chuyến bay hồi hương đã thực hiện, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu phòng chống dịch và tối đa khả năng cung ứng các dịch vụ từ Việt Nam để tiết kiệm chi phí”.
Chiều từ Việt Nam đi Mỹ, hãng sẽ mở bán vé phục vụ khách có nhu cầu quay lại Mỹ làm việc, học tập trên nguyên tắc đảm bảo an toàn sức khỏe cho hành khách.

Đường bay cạnh tranh khốc liệt

Hiệp định hàng không Việt – Mỹ được ký kết ngày 4/12/2003 tại Washington sau quá trình hơn năm năm đàm phán đầy cam go. Bản hiệp định là cơ sở pháp lý để các hãng hàng không của hai nước thiết lập đường bay thẳng giữa Việt Nam và Mỹ. Theo hiệp định, trong hai năm đầu kể từ khi có hiệu lực, mỗi bên sẽ chỉ định hai hãng hàng không của mình được bay đến năm điểm đến của bên kia. Kể từ năm thứ ba trở đi, sẽ có ba hãng được bay.
Trước khi bản hiệp định hàng không được ký kết, các hãng hàng không Mỹ đã “ngắm nghía” thị trường Việt Nam, nhất là những hãng hàng đầu và đủ năng lực bay xa như United Airlines (UA), Delta Air Lines (DL), Continental Airlines (CO) và American Airlines (AA)… Trước thời điểm tháng 12/2003, các hãng Mỹ đã thiết lập văn phòng bán vé tại Việt Nam khi chưa bay trực tiếp đến Việt Nam mà phải thông qua một hãng hàng không của một nước thứ ba.
United Airlines đã sớm xin phép có thể bay từ San Francisco hoặc từ Los Angeles quá cảnh qua Hong Kong để đến Việt Nam. Ngày 10/12/2004, United Airlines đã khai trương đường bay thẳng giữa Việt Nam và Mỹ với điểm quá cảnh tại Hong Kong. Do có thương quyền năm (fifth freedom), United Airlines có thể đổi máy bay có sức chứa theo ý muốn và đón trả khách tại điểm trung chuyển này.
Ông Joe Mannix – cựu Country Manager của United Airlines tại Thái Lan và Việt Nam – từng rất lạc quan về đường bay thẳng giữa hai nước do hãng điều hành. Tuy nhiên, hãng này đã đóng cửa văn phòng đại diện tại TP.HCM và chỉ định một công ty Việt Nam làm tổng đại lý bán vé vào năm 2016.
Các hãng hàng không khác của Mỹ cũng nhanh chân tham gia thị trường dưới các hình thức khác nhau. Tháng 2/2004, American Airlines bay liên danh với Japan Airlines từ Los Angeles trung chuyển tại sân bay Narita ở Tokyo rồi đến Việt Nam. Từ tháng 11/2005, hãng này mở thêm đường bay từ Dallas qua sân bay Kansai ở Osaka đến Việt Nam.
Hàng không Việt Nam trước hấp lực của đường bay thẳng Việt – Mỹ
Continental Airlines cũng chính thức tham gia thị trường với việc chỉ định Công ty Traveland làm tổng đại lý bán vé tại thị trường Việt Nam từ cuối tháng 3/2004. Tuy nhiên, Continental Airlines đã sát nhập với United Airlines vào tháng 5/2010…
Tháng 4/2009, Delta Air Lines bắt đầu tham gia khai thác đường bay thẳng và tạm dừng khai thác một năm sau đó. Với hình thức codeshare với Vietnam Airlines, Delta Air Lines vận chuyển trung bình hằng năm khoảng 40.000 – 50.000 khách từ Việt Nam trên đến các thành phố ở Hoa Kỳ thông qua trạm trung chuyển sân bay Narita ở Tokyo.
Ước tính khoảng 700.000 đến một triệu lượt khách thực hiện các chuyến bay giữa hai nước mỗi năm. Mỗi hãng Mỹ có khoảng 40.000-50.000 lượt khách. Còn lại phải nhường cho các hãng Hàn Quốc, Nhật, Hong Kong và Đài Loan bởi đây là “đường bay có sự cạnh tranh dữ dội nhất với hơn cả tá các hãng hàng đầu thế giới” – theo lời ông Mannix.

Bài toán kinh tế khó giải

Sau năm 2003, mọi người đã mong đợi là Vietnam Airlines sẽ mở đường bay thẳng vào năm 2006. Tuy nhiên, mọi việc cứ kéo dài. Phải đợi đến tháng 2/2019, ngành hàng không Việt Nam mới đạt tiêu chuẩn loại 1 (CAT1) của Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA). Với giấy phép này, các hãng hàng không Việt Nam có thể mở đường bay thẳng đến Mỹ và liên danh với các hãng hàng không Mỹ sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết khác.
Và Vietnam Airlines đã hiện thực hóa kế hoạch bay thẳng vào thời điểm bất ngờ nhất khi hàng không thế giới vẫn còn tê liệt vì dịch Covid-19.
Đường bay thẳng được định nghĩa là không có điểm dừng (non-stop) hoặc có điểm dừng kỹ thuật để tiếp nhiên liệu nhưng không được đón trả khách. Hiệu quả kinh tế của đường bay đến Mỹ phụ thuộc vào bay thẳng hay bay có dừng kỹ thuật và loại máy bay. Phương án của Vietnam Airlines là chọn Tokyo hay Osaka là điểm dừng kỹ thuật. Ngay cả khi Vietnam Airlines có loại máy bay hiện đại Airbus 350 hay Dreamliner 787, hiệu quả kinh tế vẫn là bài toán hóc búa cần giải.
Theo tính toán của Vietnam Airlines vào những năm 2005-2006 khi hãng có ý định thực hiện đường bay thẳng đến Mỹ bằng máy bay Boeing 777-200, mỗi năm hãng có khả năng lỗ 100 triệu USD. Khi đưa các loại máy bay mới vào khai thác, mức lỗ giảm xuống thấp nhất là 5 triệu USD và cao nhất khoảng 30 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, khoản lỗ này có thể lên đến 50 triệu USD/năm để “tạo lập thị trường và giữ vững thị phần” – theo nhận định của một chuyên gia hàng không tại TP.HCM.
Chính vì khoản lỗ thấy rõ này mà Đại hội cổ đông Vietnam Airlines trong hai năm 2018-2019 đã xác định hãng cần tập trung vào các tuyến bay Đông Bắc Á vốn đem lại hơn 50% doanh thu và lợi nhuận của hãng.
Chỉ cần có lượng khách 30.000 lượt mỗi năm thì các hãng hàng không có thể an tâm khai thác đường bay thẳng nối các điểm ở Việt Nam và Mỹ. Thời điểm trước dịch, nhiều hãng hàng không Mỹ và các nước châu Á khác bán các vé khứ hồi nối chuyến từ 1.300 – 1.600 USD/khách.
Trên 12 chuyến bay hồi hương của Vietnam Airlines, giá vé một chiều từ Mỹ về Việt Nam là hơn 2.000 USD.  Mức giá này sẽ tiếp tục được giữ vững trên các chuyến bay hồi hương sắp tới, nếu được phép của nhà chức trách Mỹ.
Một chuyến bay hồi hương như thế có thể mất 10 tỷ đồng và tiền vé khó có thể đủ bù đắp bởi chỉ một chiều có khách – theo giải thích của một lãnh đạo Vietnam Airlines vào tháng 9/2020.

Hàng không Việt Nam trước hấp lực của đường bay thẳng Việt – Mỹ

Theo vietnambusinessinsider

Nếu bạn đam mê và muốn tìm hiểu về ngành hàng không, đặc biệt là mong muốn trở thành tiếp viên hàng không. Các khóa học SuperWing và SuperPass của Careerfinder.vn có thể giúp bạn vượt qua khó khăn đó một cách dễ dàng qua các phương pháp và bài tập thực hành tại lớp. Careerfinder có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn trở nên ấn tượng nhất trong mắt các nhà tuyển dụng.

Nhận xét của ứng viên về khóa học:


    Bí quyết trúng tuyển nằm trong cuốn sách này

    Bộ giáo trình

    Câu hỏi & hướng dẫn trả lời

    phỏng vấn tiếp viên hàng không

    👉Hướng dẫn chi tiết cách trả lời mọi loại câu hỏi phỏng vấn tiếp viên hàng không các hãng trong nước

    👉Kết nối với kho E-learning video bài giảng huấn luyện chuyên sâu của thầy Lê Thành Hồng Quân

    Mua ngay tại SHOPEE
    Có nên trở thành tiếp viên hàng không hay không

    Leave a Reply