Hàng không Việt Nam có nhiều lợi thế lớn phục hồi hậu Covid-19

Hàng không Việt Nam có nhiều lợi thế lớn phục hồi hậu Covid-19

Phó chủ tịch phụ trách Tiếp thị Thương mại Boeing nhận định, một lợi thế của Việt Nam là thị trường hàng không trong nước có tiềm lực mạnh mẽ. “Thị trường nội địa bền vững và mạnh mẽ để hỗ trợ cho các dịch vụ quốc tế là một yếu tố then chốt, trong quá trình hồi phục. Sự hồi phục của hàng không nội địa cũng góp phần phát triển kinh tế và mạng lưới hàng không trong nước cũng như toàn cầu. Đây cũng là yếu tố giúp các hãng hàng không duy trì năng lực, sẵn sàng trở lại phục vụ các đường bay quốc tế”, ông Darren Hulst, Phó chủ tịch phụ trách Tiếp thị Thương mại của Boeing, cho hay.

Ông Hulst đánh giá thị trường nội địa của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh sau khi hồi phục hoàn toàn từ dịch bệnh. Một yếu tố quan trọng khác tác động đến khả năng phục hồi hậu Covid-19 là nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu. Đây là yếu tố quan trọng để ngành hàng không tiếp tục mở rộng. Do đó các hãng hàng không tại Việt Nam có nhiều lợi thế so với nhiều hãng khác trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia khống chế dịch bệnh rất tốt.

Hàng không Việt Nam có nhiều lợi thế lớn phục hồi hậu Covid-19

Trong thập kỷ qua, Việt Nam xếp thứ 5 trong top 10 các quốc gia tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có hiệu suất khai thác bằng đường hàng không được nâng cao nhiều nhất, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Việt Nam còn có tốc độ tăng trưởng về du hành bằng đường hàng không nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á từ 2019 – 2020.

Bên cạnh đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán dẫn đầu về tăng trưởng ngành hàng không chở khách trong tương lai. Ước tính đến 2039, khu vực này sẽ chiếm 55% dân số thế giới và 44% GDP toàn cầu, tăng 8% so với hiện tại, đồng thời sẽ chiếm đến 41% số máy bay thân hẹp và 45% máy bay thân rộng được giao mới, và chiếm tổng cộng 39% đội máy bay toàn cầu.

Đông Nam Á nằm trong top 3 nền kinh tế được dự báo sẽ dẫn đầu sự phát triển kinh tế thế giới trong 20 năm tới, cùng với Ấn Độ, Nam Á và Trung Quốc. Hãng chế tạo máy bay Mỹ dự báo các hãng hàng không Đông Nam Á sẽ cần 4.400 tàu bay mới trị giá 700 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu du lịch hàng không gia tăng trong 20 năm tới. Đông Nam Á sẽ trở thành thị trường lớn thứ 5 thế giới đến năm 2039, trong đó mạng lưới rộng lớn của du lịch hàng không nội địa và khu vực là lợi thế giúp Đông Nam Á phục hồi thuận lợi sau đại dịch Covid-19, theo Dự báo Thị trường Thương mại (CMO) của Boeing năm 2020.

Hàng không Việt Nam có nhiều lợi thế lớn phục hồi hậu Covid-19

Nhờ các hãng bay giá rẻ với dịch vụ có chi phí vừa phải và hiệu suất khai thác tăng cường, lưu lượng hành khách tại Đông Nam Á được ước tính tăng trưởng ở mức 5,7% hàng năm trong thời gian dự báo. Trong khoảng thời gian này, Đông Nam Á sẽ trở thành thị trường hàng không lớn thứ hai sau Trung Quốc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ông Hulst cho biết: “Những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng quan trọng tại Đông Nam Á vẫn còn mạnh mẽ. Nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và tiêu dùng cá nhân, nền kinh tế tại khu vực này đã tăng trưởng gần 70% trong 10 năm qua, thúc đẩy xu hướng du lịch và di chuyển. Ngoài ra, chính phủ các nước Đông Nam Á cũng tiếp tục xem ngành du lịch và lữ hành là yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế”.

Trong khi số máy bay giao mới trong ngắn hạn chịu tác động của Covid-19, CMO ước tính các nhà khai thác sẽ cần hơn 3.500 máy bay thân hẹp mới tại Đông Nam Á cho đến năm 2039. Các máy bay thân hẹp như gia đình 737 sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng về công suất bay trong khu vực, nơi các hãng bay giá rẻ có mức thâm nhập thị trường cao nhất thế giới.

Mức tăng trưởng của các dịch vụ hàng không thương mại tại Đông Nam Á vẫn sẽ khả quan trong dài hạn. Các dịch vụ thương mại tại khu vực sẽ đạt giá trị 790 tỷ USD trong 20 năm tới, tăng nhẹ so với dự báo năm ngoái. Con số này được thúc đẩy chủ yếu nhờ sự phát triển của các máy bay chở hàng được chuyển đổi từ máy bay chở khách, cũng như các giải pháp số hóa và phân tích dữ liệu. Đông Nam Á cũng được dự đoán sẽ cần thêm 183.000 phi công thương mại, thành viên phi hành đoàn và kỹ thuật viên hàng không trong khoảng thời gian dự báo.

Hàng không Việt Nam có nhiều lợi thế lớn phục hồi hậu Covid-19

CMO ước tính toàn cầu sẽ cần 43.110 máy bay thương mại mới trong giai đoạn 2020 – 2039. Lưu lượng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của thế giới được dự báo tăng trưởng 4% mỗi năm nhờ phát triển vững vàng về sản xuất công nghiệp và giao thương toàn cầu. Các máy bay chở hàng sẽ tiếp tục giữ vai trò then chốt trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, với nhu cầu cho 930 chiếc mới và 1.500 máy bay chở hàng chuyển đổi từ máy bay chở khách trong cùng giai đoạn.

Boeing đặt mục tiêu tất cả máy bay thương mại của hãng sẵn sàng để sử dụng 100% nhiên liệu bền vững vào năm 2030. Các thế hệ tàu bay mới giảm lượng nhiên liệu sử dụng và khí thải đến 25%. Hãng sản xuất nhiều máy bay chở hàng với nhiều kích thước và tải trọng khác nhau. Hơn 90% lượng hàng hóa được vận chuyển qua đường hàng không trên thế giới được vận chuyển bằng đội máy bay chở hàng của hãng.

Hàng không Việt Nam có nhiều lợi thế lớn phục hồi hậu Covid-19

Nguồn: vnexpress

Nếu bạn đam mê và muốn tìm hiểu về ngành hàng không, đặc biệt là mong muốn trở thành tiếp viên hàng không. Các khóa học SuperWing và SuperPass của Careerfinder.vn có thể giúp bạn vượt qua khó khăn đó một cách dễ dàng qua các phương pháp và bài tập thực hành tại lớp. Careerfinder có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn trở nên ấn tượng nhất trong mắt các nhà tuyển dụng.

Nhận xét của ứng viên về khóa học:


    Bí quyết trúng tuyển nằm trong cuốn sách này

    Bộ giáo trình

    Câu hỏi & hướng dẫn trả lời

    phỏng vấn tiếp viên hàng không

    👉Hướng dẫn chi tiết cách trả lời mọi loại câu hỏi phỏng vấn tiếp viên hàng không các hãng trong nước

    👉Kết nối với kho E-learning video bài giảng huấn luyện chuyên sâu của thầy Lê Thành Hồng Quân

    Mua ngay tại SHOPEE
    Có nên trở thành tiếp viên hàng không hay không

    Leave a Reply