Bí quyết trở thành tiếp viên hàng không (Phần 2)
Ngành nghề trong lĩnh vực hàng không vô cùng đa dạng nhưng thân thuộc và thường xuyên nhận được sự ngưỡng mộ nhất là Tiếp Viên Hàng Không. Với diện mạo đẹp đẽ, duyên dáng; cử chỉ lịch sự, ân cần, chu đáo; tiếp viên hàng không có cơ hội du lịch khắp nơi trên thế giới với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên công việc này không quá hoàn hảo như vẻ bề ngoài. Trên những chuyến bay dài đằng đẵng, tiếp viên hàng không chính là những người vất vả nhất khi phải chăm lo phục vụ cho nhu cầu của hàng trăm hành khách cùng một lúc. Với nhiều niềm vui song cũng không ít thử thách nhưng nghề tiếp viên hàng không vẫn xứng đáng là một trong những nghề thời thượng đối với các bạn trẻ. Để chinh phục được ước mơ trở thành công việc này, nhatkybay.club sẽ tiếp tục chia sẻ cho các bạn bí quyết trở thành Tiếp Viên Hàng Không dễ dàng trong mắt nhà tuyển dụng.
2. Cách giao tiếp:
a) Để đạt sự lịch thiệp và tinh tế trong giao tiếp
- Tiến đến bàn BGK, bạn nên có lời chào: “Dạ, em chào anh (chị)” hoặc “Em chào các anh các chị”. BGK sẽ rất khó chịu nếu bạn chào “Em chào mấy anh mấy chị”. Lưu ý, mỉm cười nhẹ trước khi chào.
- Nên đứng cho đến khi nào BGK đề nghị bạn ngồi.
Lưu ý: Phải đọc kỹ vị trí thi tuyển và công ty/ đơn vị thi tuyển. Nhiều bạn không nhớ chính xác tên công ty mình thi vào. Điều này sẽ gây mất điểm rất lớn ngay từ đầu các bạn nhé.
- Khi trả lời câu hỏi vì sao, VD như câu “vì sao em muốn làm việc trong ngành hàng không?”. Các bạn cần trả lời câu đầy đủ: “Em muốn làm việc trong ngành hàng không là vì …”. Tránh trả lời luôn rằng: “Vì đó là ước mơ từ nhỏ của em….”.
- Câu trả lời thể hiện sự hiểu biết của bạn nên là: “Em muốn làm việc trong ngành hàng không vì em nhận thấy bản thân có các tố chất, khả năng và kỹ năng theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Bản thân em cũng đã có định hướng cho nghề nghiệp khi em còn học ….”.
- BGK có thể hỏi thêm: “Em hãy nói rõ về tố chất, khả năng và kỹ năng mà em đề cập”. Đến đây thì bạn cứ thuộc lòng cái đoạn yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
- Nhiều khi BGK hỏi sâu hơn, ví dụ: “Em vừa đề cập đến việc em có thể làm việc trong môi trường áp lực cao? Em hãy cho một tình huống cụ thể mà em đã trải nghiệm để giải thích rõ hơn”. Đây là một câu hỏi rất thú vị các bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi dự tuyển.
b) Cách sử dụng các cử chỉ điều độ – Nên và Không nên
- Dáng ngồi: Nếu bạn mặc jiup, khi ngồi không được vắt chéo chân lên đùi. Cần phải ngồi thẳng lưng, 2 chân để xéo và song song với nhau, mũi chân đè xuống sàn để chịu lực, gót kiễng lên. Ban đầu ngồi thấy khó chịu, nhưng sau dần dần sẽ quen, bạn ạ. Kiểu ngồi này giúp bạn duyên dáng hơn.
Nếu bạn mặc quần tây, nên khép sát 2 đùi, để thẳng (jiup thì xéo cẳng chân). Bàn tay vẫn ở tư thế bàn tay phải úp trên lòng bàn tay trái, hoặc là bàn tay phải đan trên lưng bàn tay trái (các ngón tay chụm lại, chúi xuống).
– Trong quá trình giao tiếp với BGK: Các bạn chú ý ngồi thẳng lưng nhưng vẫn thoải mái, không được quá đơ người, lắc vai hay ngoáy mũi. Khéo léo chuyển ánh mắt qua từng giám khảo để tạo sự giao tiếp bằng mắt với các giám khảo, chứ đừng nhìn vào một người.
– Khi kết thúc phỏng vấn, các bạn đi ra ngoài bằng cách bước lui lại 2 – 3 bước rồi sau đó mới quay lưng bước đi, đừng quay ngoắt liền trước mặt BGK.
Bí quyết trở thành tiếp viên hàng không (Phần 2)
3. Sự hiểu biết về ngành và xã hội:
3.1. Về ngành, về công việc:
Các bạn nên nhớ không Giám khảo nào yêu cầu các bạn phải trình bày chi tiết hiểu biết về ngành, vì các bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về ngành ngay sau khi trúng tuyển. Tuy nhiên, một số điểm cần phải hiểu rõ:
- Tên công ty/ bộ phận bạn đang dự tuyển.
- Chi tiết công việc mà bạn dự tuyển, tính chất công việc
Hướng dẫn mô tả công việc tiếp viên
a) Về an toàn:
- Kiểm tra thiết bị trên máy bay để đảm bảo sự an toàn.
- Kiểm tra số lượng hành khách trên máy bay…
b) Phục vụ hành khách:
- Phục vụ suất ăn: nóng, lạnh…
c) Công việc hành chính:
Viết báo cáo, tính tiền bán hàng,…
Nếu giám khảo đưa ra tình huống sau hỏi bạn:
1) Máy bay đang bay bằng (cruise speed), bạn khá mệt sau khi vừa phục vụ suất ăn và dọn dẹp khu vực galley (tức bếp trên máy bay), bạn được tiếp viên trưởng yêu cầu dọn dẹp lavatory đầy rẫy giấy vương trên sàn, nước đổ nhiều trên sàn, bạn sẽ làm gì (thường việc này được phân công ngay từ đầu trong tổ tiếp viên, tuy nhiên đây là câu hỏi dự tuyển để kiểm tra phản ứng của bạn và độ thích nghi với công việc).
2) “Em có suy nghĩ gì không khi được yêu cầu phục vụ một hành khách già yếu, ngồi xe lăn, tay run rẩy, bị lở loét?”
Đây là 1 nghề phục vụ, câu hỏi này để xem mức độ thích nghi trong phục vụ hành khách của bạn và cho biết suy nghĩ, cảm xúc của bạn.
Một số câu hỏi khác:
1) “Ai trang điểm cho em?” (Đã trả lời ở phần trước)
2) Tại sao em thích nghề tiếp viên hàng không mặc dù với bằng cấp em đang có (VD, tốt nghiệp đại học chính quy kinh tế chẳng hạn), em có thể tìm một công việc phù hợp hơn, ít vất vả hơn?
3) “Em đang đi học, phải không?” => Nếu bạn trả lời “dạ em đang học năm thứ 2” => rất dễ rớt, vì ai nỡ làm gián đoạn việc học của bạn, BGK có thể nghĩ “tội nghiệp em quá, cha mẹ nuôi ăn học đến chừng này, thôi để em học nốt rồi đi làm cũng không muộn. Có khi sau khi tốt nghiệp, em càng trưởng thành hơn” hoặc “đang đi học thế này, rồi nhận vào làm, làm sao vừa học bên ĐH vừa học nghề bên tiếp viên => có thể bỏ, phí 1 chỗ cho em khác xứng hơn”
4) Xin lỗi, cho tôi hỏi một câu cá nhân nếu em không phiền, em có người yêu chưa? Nghề này có thời gian làm việc bất thường, đi xa, em sẽ chia sẻ thế nào với bạn (trai/ gái) của em? => Cách trả lời của bạn sẽ giúp giám khảo đánh giá mức độ thích nghi với công việc của bạn (vì nếu bạn đọc kỹ, trong phần mô tả công việc có điều kiện làm việc).
Các bạn nên nhớ, họ chọn “người phù hợp nhất với nghề”, chứ không phải người giỏi nhất trong số thí sinh dự tuyển nhé.
3.2. Câu hỏi về xã hội:
BGK có 1 list các chủ đề để hỏi về xã hội để nhận biết mức độ hiểu biết của các bạn và ứng xử tình huống khó.
Ví dụ:
1) Em có quan tâm đến các sự kiện văn hóa xã hội gần đây không? Sự kiện nào em quan tâm nhất và vì sao?
2) Em có thích thời trang không? Vì sao? Lợi ích của nó đối với cuộc sống?
Tốt hơn hết là các bạn nên có một vài buổi viết ra các chủ đề như thế này và gạch đầu hàng cho câu trả lời, sau đó đứng trước gương tập nói cho lưu loát.
Đối với phần trả lời các câu hỏi về hiểu biết công việc, ngành và xã hội, cần nhất vẫn là “trình bày lưu loát, thành thật, thể hiện sự hiểu biết” và đôi lúc cần sự dí dỏm một chút.
Nếu thực sự các bạn muốn làm việc trong ngành hàng không, nên có một sự đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi dự tuyển.
Chúc các bạn thành công!
Bí quyết trở thành tiếp viên hàng không (Phần 2)
Bí quyết trúng tuyển nằm trong cuốn sách này
Bộ giáo trình
Câu hỏi & hướng dẫn trả lời
phỏng vấn tiếp viên hàng không
👉Hướng dẫn chi tiết cách trả lời mọi loại câu hỏi phỏng vấn tiếp viên hàng không các hãng trong nước
👉Kết nối với kho E-learning video bài giảng huấn luyện chuyên sâu của thầy Lê Thành Hồng Quân
Mua ngay tại SHOPEE