ASEAN & Vaccin ngừa COVID-19 – Những tín hiệu đầy lạc quan
Các nước Đông Nam Á đã tích cực thúc đẩy quá trình mua vaccin và tìm cách tự sản xuất vaccine ngừa Covid-19 từ nhiều tháng qua theo các kế hoạch nhượng quyền công nghệ từ các hãng dược phương Tây và Trung Quốc. ASEAN & Vaccin ngừa COVID-19 – Những tín hiệu đầy lạc quan.
ASEAN & Vaccin ngừa COVID-19 – Những tín hiệu đầy lạc quan – Quốc gia ASEAN đầu tiên thông báo mua vaccine COVID-19 Pfizer :
Malaysia trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên công bố hợp đồng mua vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng do công ty dược phẩm Pfizer (Mỹ) phát triển, hãng tin Reuters cho hay.
Hãng tin cho biết trong ngày 27-11, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin thông báo nước này đã ký hợp đồng mua 12,8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của công ty Pfizer (tên là BNT162b2, dù vẫn chưa được cấp phép).
Chính quyền Kuala Lumpur kỳ vọng nhận được một triệu liều vaccine đầu tiên vào quý 1 năm 2021. Trong các quý tiếp theo, lần lượt 1,7 triệu, 5,8 triệu và 4,3 triệu liều vaccine sẽ được Pfizer giao cho phía Malaysia.
Đối tượng uu tiên sẽ là “các nhóm có nguy cơ cao bao gồm lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường”.
Thủ tướng Malaysia lưu ý rằng vaccine của Pfizer vẫn phải nhận được giấy phép từ Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Bộ Y tế Malaysia trước khi được dùng để tiêm cho người dân nước này.
Dù đạt hiệu quả tới 95% nhưng yêu cầu vận chuyển, bảo quản vaccine rất khắc nghiệt. Vaccine BNT162b2 cần được giữ ở nhiệt độ -70 độ C và chỉ bảo quản được trong khoảng 5-15 ngày.
Người dân Malaysia sẽ được tiêm ngừa COVID-19 miễn phí. Lượng vaccine này sẽ đủ để tiêm chủng cho 6,4 triệu người, tương đương 20% số dân Malaysia.
ASEAN & Vaccin ngừa COVID-19 – Những tín hiệu đầy lạc quan – ASEAN có thể sản xuất vaccine ngừa Covid-19 từ quí 3/2021 :
Cuối tháng 11, chính phủ Thái Lan đã ký thỏa thuận trị giá 200 triệu đô la để mua 26 triệu liều vaccine từ AstraZeneca. Dự kiến, số vaccine này sẽ được giao vào giữa năm 2021. Giới chức y tế Thái Lan cho hay 26 triệu liều sẽ được tiêm cho 13 triệu người trong số 69 triệu dân.
Trước đó, Bộ Y tế Thái Lan, Công ty Siam Bioscience và tập đoàn kinh doanh SCG cũng đã ký kết một ý định thư với AstraZeneca. Theo đó, thỏa thuận này sẽ cho phép Siam Bioscience bắt đầu sản xuất vaccine (AZD1222) tại nhà máy của mình dự kiến vào giữa năm sau. Nếu không có trở ngại nào, Thái Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á sản xuất vaccine này.
Indonesia là nước có ngành công nghiệp dược lớn nhất Đông Nam Á với khả năng có thể sản xuất gần hai tỉ liều vaccine các loại mỗi năm. Vào tháng 4 vừa qua, hãng dược nhà nước Bio Farma đã hợp tác với công ty Sinovac để phát triển vaccine cho Covid-19. Một khi thành công, việc kết hợp này có thể sản xuất tới 250 triệu liều mỗi năm.
Các nhà khoa học thuộc Trường Y Duke ở Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đang phối hợp với hãng công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics của Mỹ để phát triển một loại vaccine có ký hiệu ARCT-021. Theo hãng dược Mỹ, các thử nghiệm ban đầu trên người đã cho thấy nhiều dấu hiệu hứa hẹn và vaccine này có thể sẽ được sẵn sàng cho việc tiêm ngừa vào năm tới.
Cuối tháng 11, hơn 30 công ty tư nhân của Philippines đã ký kết một thỏa thuận mua ít nhất 2,6 triệu liều vaccine từ AstraZeneca. Các doanh nghiệp này sẽ hiến tặng phần lớn vaccine cho chính phủ, phần còn lại được sử dụng cho nhân viên của họ.
Các nền kinh tế yếu hơn trong khối Asean như Campuchia, Lào, Myanmar và Đông Timor chủ yếu phụ thuộc vào vaccine nhập khẩu.
ASEAN & Vaccin ngừa COVID-19 – Những tín hiệu đầy lạc quan – Việt Nam thử nghiệm vắc xin trên 60 tình nguyện viên :
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị – Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.091 bệnh nhân/1.252 bệnh nhân COVID-19.
Bộ Y tế cho biết trong số trên 200 nhà phát triển vắc xin COVID-19 trên toàn thế giới cho đến nay, có 38 vaccine đã đến khâu thử nghiệm trên người, khoảng 1/4 trong số này đang thử nghiệm trên nhóm lớn người tình nguyện.
Tháng 11 (chậm nhất là đầu tháng 12 tới) có thể có một cái tên Việt Nam trong danh sách này: vaccine do Công ty Nanogen (Việt Nam) phát triển trên công nghệ tái tổ hợp protein, bắt đầu được tiêm thử nghiệm trên người giai đoạn 1.
Theo đó, giai đoạn 1 dự kiến sẽ tiêm cho 20 người, sau đó đến giai đoạn 2 sẽ dự kiến tiêm cho 40 người. Thời gian bắt đầu giai đoạn 2 là 2- 3 tháng kể từ khi người tình nguyện đầu tiên được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên.
Ngoài vaccine của Nanogen sắp được thử nghiệm trên người này, Việt Nam còn có một sản phẩm đang hoàn thiện hồ sơ tiền lâm sàng (Viện Vắc-xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) để có thể thử nghiệm lâm sàng vào đầu năm 2021.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin đầy lạc quan về Vắc-xin phòng chống Covid-19 trên toàn thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng. Và ngành hàng không sẽ đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc vận chuyển vắc-xin ra toàn thế giới, hay còn gọi là “nhiệm vụ thế kỷ”. Chúng ta hãy cùng hi vọng và chờ đón những điều tốt đẹp sẽ đến.
Nếu bạn đam mê và muốn tìm hiểu về ngành hàng không, đặc biệt là mong muốn trở thành tiếp viên hàng không. Các khóa học SuperWing và SuperPass của Careerfinder.vn có thể giúp bạn vượt qua khó khăn đó một cách dễ dàng qua các phương pháp và bài tập thực hành tại lớp. Careerfinder có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn trở nên ấn tượng nhất trong mắt các nhà tuyển dụng.
Nhận xét của ứng viên về khóa học :
Bí quyết trúng tuyển nằm trong cuốn sách này
Bộ giáo trình
Câu hỏi & hướng dẫn trả lời
phỏng vấn tiếp viên hàng không
👉Hướng dẫn chi tiết cách trả lời mọi loại câu hỏi phỏng vấn tiếp viên hàng không các hãng trong nước
👉Kết nối với kho E-learning video bài giảng huấn luyện chuyên sâu của thầy Lê Thành Hồng Quân
Mua ngay tại SHOPEE